Tin tức

  • 28/09/2021

MỘT SỐ HỎI ĐÁP VỀ UNG THƯ VÀ COVID-19

1. COVID-19 tác động như thế nào đến việc tiếp cận tầm soát ung thư?

  • Có khả năng là các cuộc hẹn khám sàng lọc định kỳ (như các xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung và chụp nhũ ảnh tuyến vú), sẽ bị hoãn lại trong thời gian bùng phát COVID-19, đặc biệt là ở những nơi đang có sự lây nhiễm tại cộng đồng
  • Trì hoãn tầm soát ung thư một vài tháng sẽ không gây tác động tiêu cực, mà ngược lại lại có lợi ích đáng kể trong việc tránh lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe
  • Bất kỳ ai có các triệu chứng gợi ý/nghi ngơ ung thư, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các cơ sở y tế để được tư vấn và không bị trì hoãn việc thăm khám và đánh giá.

2. Tác động của COVID-19 đối với các quy trình chẩn đoán và xác định giai đoạn

 

  • Các xét nghiệm để chẩn đoán hoặc phân giai đoạn ung thư có thể bị trì hoãn nếu nguy cơ lây nhiễm COVID 19 cao hơn so với lợi ích của việc thực hiện các xét nghiệm trên. Điều này có thể áp dụng cho những bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ với những ung thư tiến triển chậm như các bất thường nhỏ trên phim chụp nhũ ảnh. Quyết định này sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
  • Ở một số bệnh nhân, quy trình xác định giai đoạn có thể bị hạn chế, đặc biệt khi các xét nghiệm này sẽ định hướng cho quyết định điều trị.

3. Tác động của COVID-19 đối với điều trị ung thư

  • Các kế hoạch điều trị ung thư có thể được điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe do đại dịch COVID-19. Những người bị ung thư nên nhạy cảm với những thay đổi này và được khuyến khích liên lạc thường xuyên với bác sĩ của họ để tránh ý nghĩ là chăm sóc ung thư đang bị bỏ qua.
  • Chiến lược điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu điều trị; ví dụ, điều trị với mục đích chữa khỏi bệnh thì có thể tiếp tục theo kế hoạch để đảm bảo cơ hội tốt nhất cho người bệnh. Nhưng khi rủi ro của vi rút COVID-19 lớn hơn, như khi người bệnh đang điều trị bởi các phương pháp gây độc tế bào hoặc phương pháp điều trị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như cho những người mắc bệnh tiến triển hoặc giai đoạn cuối, cao tuổi và có bệnh nền thì việc điều trị có thể bị hoãn lại hoặc có thể được cân nhắc bằng một phương pháp khác.

4. Tác động của COVID-19 đối với việc quản lý các tác dụng phụ của điều trị ung thư

 

  • Tất cả các phương thức điều trị ung thư có thể gây ra một số các tác dụng phụ đáng kể, trong một số trường hợp người bệnh phải được vào viện
  • Bệnh nhân nên tiếp tục báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào do điều trị ung thư cho bác sĩ của họ hoặc điều dưỡng
  • Khi có thể, các cuộc hẹn gặp trực tiếp thông thường có thể được thay thế bằng điện thoại hoặc cuộc họp tham vấn qua video (video). Bác sĩ nên duy trì thông tin liên lạc thường xuyên để ánh giá và hỗ trợ quản lý các tác dụng phụ này.
  • Bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung trong thời gian này để giảm thiểu các lần đến bệnh viện liên quan đến quản lý các tác dụng phụ.

5. Chăm sóc người bệnh ung thư nhiễm COVID-19

 

  • Ở những bệnh nhân ung thư phát triển các triệu chứng của COVID-19, ưu tiên y tế sẽ là cách ly và điều trị nhiễm COVID-19 hơn là ung thư.
  • Điều trị ung thư có thể sẽ tiếp tục sau khi người bệnh phục hội và có đủ bằng chứng là không còn nhiễm vi-rút.

6. Tác động của COVID-19 đến chăm sóc cuối đời

  • Đại dịch COVID-19 có khả năng ảnh hưởng đến các kế hoạch điều trị cuối đời.
  • Các bệnh viện có thể hạn chế khách đến thăm trong thời kỳ đại dịch; do đó, bệnh nhân giảm nhẹ điều trị chăm sóc có thể được lựa chọn để được chăm sóc tại nhà bởi gia đình thay vì ở cơ sở chăm sóc sức khỏe (nếu có thể).
  • Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả khi được chăm sóc tại nhà, khách tới thăm cũng phải tuân thủ các biện pháp phòng tránh COVID-19.
  • Khi có thể, bệnh nhân đang điều trị chăm sóc giảm nhẹ có thể giữ liên lạc với những người thân yêu qua cuộc gọi điện thoại và cuộc họp ảo (video)

 (Dịch từ Tổ chức Y tế thế giới)









  • Chia sẻ:

Tin liên quan

VIRUS LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

VIRUS LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Chi tiết

VACCINE COVID-19 & TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có những bệnh nhân khi tiêm vắc-xin COVID-19 có thể gây sưng tạm thời các hạch bạch huyết ở nách. Vì tác dụng phụ này...

Chi tiết

NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÀ VACCINE COVID-19

Người bệnh ung thư hoặc đã từng bị ung thư có nên tiêm vaccine Covid19 hay không?

Chi tiết

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN

Các cách bảo vệ bản thân trước virus Corona

Chi tiết

VIRUS CORONA LÀ GÌ?

Tìm hiểu về virus Corona, sự khác nhau giữa virus SARS và virus CORONA

Chi tiết

Tin khác

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 6

Vào chiều ngày 25.04.24, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp cùng công ty TNHH Gene Solutions đã thực hiện buổi sinh hoạt số 6 với chủ đề “Hiểu đúng về bệ...

Chi tiết

Ai dễ mắc ung thư đại trực tràng

Chiều ngày 24/4/24, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệnh ung thư số 5 tại bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

Chi tiết

Ung thư đại trực tràng, hiểu biết từ chẩn đoán đến điều trị

Chiều ngày 23/4/24, tại bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi sinh hoạt Câu lạc bộ người bệnh ung thư số 4 với chủ đề: “HIỂU BIẾT VỀ UNG T...

Chi tiết

Bước tiến trong điều trị ung thư đường tiêu hóa

Chiều ngày 16/4/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc bộ Người bệnh ung thư số 2 tại bệnh viện Bạch Mai.

Chi tiết

Hiểu đúng, sống khỏe với ung thư đường tiêu hóa

Quỹ Ngày mai tươi sáng đã phối hợp với bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức buổi sinh hoạt thứ 2 với chủ đề " Hiểu đúng về ung thư đường tiêu hóa" vào ch...

Chi tiết