Nước mắt người vợ "K" thực quản trong căn phòng trọ

Nước mắt người vợ "K" thực quản trong căn phòng trọ

Nước mắt người vợ "K" thực quản trong căn phòng trọ

Cuối giờ chiều, trong căn phòng trọ nhỏ chừng 3m2 ở khu xóm trọ bình dân dành cho bệnh nhân ung thư nghèo ở đối diện cổng Bệnh viện K Tân Triều (Thanh Trì, TP Hà Nội), anh Lò Văn Sua (35 tuổi, dân tộc Thái, ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá) đang vừa nấu cháo loãng để xay cho vợ ăn, vừa phải trông vợ đang sặc sụa cơ ho chực chờ nôn vào chiếc túi bóng trên tay.

  • Chia sẻ:

Cuối giờ chiều, trong căn phòng trọ nhỏ chừng 3m2 ở khu xóm trọ bình dân dành cho bệnh nhân ung thư nghèo ở đối diện cổng Bệnh viện K Tân Triều (Thanh Trì, TP Hà Nội), anh Lò Văn Sua (35 tuổi, dân tộc Thái, ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá) đang vừa nấu cháo loãng để xay cho vợ ăn, vừa phải trông vợ đang sặc sụa cơ ho chực chờ nôn vào chiếc túi bóng trên tay. Anh Sua kể vợ anh- chị Hà Thị Thao hiện gần như không nói được, khối u chèn thực quản khiến chị luôn bị nghẹn, nấc và mỗi lần nói rất khó khăn. Chị Thao hiện đang điều trị tại Khoa Nội 3 và đang xạ trị mũi 3, tuy nhiên do phát hiện bệnh muộn nên sức khoẻ chị rất yếu, người gầy xanh và chỉ uống được sữa, húp cháo xay hoặc nước cháo. “Thế nhưng cứ ăn hay uống gì thì chỉ được tý là vợ tôi lại nôn thốc tháo, rồi nằm lả đi. Ngày hàng chục lần như thế”- Anh Sua nói.

Câu chuyện

Gia đình anh Sua thuộc hộ nghèo của xã Yên Khương, hai vợ chồng làm ruộng và nuôi thêm con gà, đàn vịt, 2 con nhỏ 11 tuổi và 9 tuổi đang đi học. Mấy tháng nay, chị Thao ra Hà Nội điều trị chưa về nhà lần nào, vợ chồng chị gửi con cho ông bà hai bên. “Lúc đi Hà Nội, chúng tôi không nghĩ nhập viện điều trị ngay nên vét cả nhà cửa và họ hàng cho được vài triệu mang theo. May mà chúng tôi có BHYT hộ nghèo nên lúc này chưa phải lo về viện phí, mới đóng có vài triệu. Tuy nhiên tiền ăn ở, thuốc bên ngoài cho vợ hết nhiều, tôi gọi về nhờ ông bà ngoại vay mượn vài lần. Đến nay đã vay trên 30 triệu. Không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, nhưng vợ ốm thì phải cố gắng chữa… Còn cả quá trình điều trị lâu dài cơ mà, biết làm thế nào”- Anh Sua nói nhỏ chỉ sợ vợ nghe tiếng. Nhưng cách đó 3 bước chân, nước mắt chị Thao đã nhạt nhoà…

Chị Nhẫn- chủ nhà trọ nơi vợ chồng anh Sua, chị Thao đang ở trọ cho biết, nhiều năm làm nghề cho thuê trọ, bản thân chị Nhẫn đã chứng kiến vô số các hoàn cảnh thương tâm như gia đình anh Sua. Nhiều người bệnh ung thư đến “xóm trọ” cuả chị tá túc dài ngày, ở đây nhiều hơn ở nhà. “Có nhiều hoàn cảnh thương tâm lắm, trường hợp của vợ chồng Sua- Thao, chị đã hỗ trợ nhiều về thuê nhà, vật dụng để nấu ăn hàng ngày, nhưng lúc này họ khó khăn qúa, các em xem có giúp họ được gì không, chứ chồng không có điều kiện cũng bữa cơm, bữa cháo theo vợ”- chị Nhẫn nói.