Tin tức

  • 16/03/2021

Vấn đề rụng tóc khi điều tri ung thư

Rụng tóc là một tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị ung thư mà nhiều người bệnh gặp phải. Đây là mối lo ngại, quan tâm của phần lớn người bệnh ung thư, đặc biệt là người bệnh nữ. Hình ảnh người bệnh ung thư đội tóc giả; quấn khăn vì chứng rụng tóc đã trở nên quen thuộc tại bệnh viện K. Vậy lý do nào dẫn đến tác dụng phụ này, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý ra sao hay lưu ý gì để hạn chế việc rụng tóc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 Tại sao hóa trị ung thư gây rụng tóc

 
Hóa trị là phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Các thuốc hóa trị được chỉ định điều trị cho người bệnh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển. Cũng giống khối u, nang lông là một cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và phát triển tóc. Các loại thuốc hóa trị không thể phân biệt tế bào lành hay tế bào ung thư nên nó sẽ tác động đến tất cả các tế bào đang phân chia nhanh chóng, chính vì vậy tóc cũng bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt.
 
Thời điểm nào sẽ gặp phải vấn đề rụng tóc 
 
Người bệnh ung thư sau khi hóa trị thường sẽ bị rụng tóc sau khoảng hai tuần, vấn đề này thường gặp ở phần lớn người bệnh đang hóa trị, ngoài tế bào tóc, các tế bào da, niêm mạc cũng có thể bị ảnh hưởng. Mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Có người bệnh sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Ngoài tóc bị rụng, thuốc còn gây tình trạng dễ bị gãy hơn.
 
 
Khoảng thời gian nào tóc sẽ mọc lại
 
Việc rụng tóc đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh ung thư, nhất là các chị em phụ nữ. Tóc có một chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, mang lại sự tự tin, vấn đề thẩm mỹ của nhiều người, do đó rụng tóc luôn là vấn đề các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể, chia sẻ, động viên với người bệnh về các tác dụng phụ có thể gặp phải trước khi hóa trị.
 
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi thông thường tóc sẽ mọc lại trong khoảng 1 đến 3 tháng sau khi việc trị liệu kết thúc. Lúc này tóc có thể thay đổi về màu tóc hoặc cấu trúc tóc như trở nên xoăn hơn; hay mỏng đi ...... tuy nhiên, những thay đổi này chủ yếu là tạm thời và sau khoảng 6 tháng - 1 năm tóc sẽ trở lại bình thường. 

Lời khuyên giúp người bệnh khi gặp phải vấn đề rụng tóc
 
+ Nhiều người bệnh đã chủ động cắt tóc ngắn hoặc sử dụng tóc giả, thậm chí lấy tóc của mình làm tóc giả để khi gặp phải vấn đề rụng tóc thì tóc cũ sẽ mang lại cảm giắc tự nhiên và gần gũi hơn với người bệnh.
 
+ Nếu rụng tóc nhiều, người bệnh nên sử dụng thêm khăn trùm đầu để tránh tóc vương vãi và cũng tránh tác động về tâm lý khi luôn luôn thấy tóc rụng trong suốt thời gian dài. 
 
+ Nên dùng các loại dầu gội thảo dược thiên nhiên; dầu gội cho trẻ em để tránh kích ứng, tạo cảm giác êm dịu cho da đầu. 
 
+ Không nên sử dụng hóa chất nhuộm, tẩy tóc, hạn chế việc sấy tóc; massage da đầu quá mức có thể làm tổn thương da đầu đang nhạy cảm.
 
+ Khi rụng tóc, hãy hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu trời lạnh hãy sử dụng một chiếc mũ hoặc khăn quàng để che kín da đầu và giữ ấm; trời nóng thì nên dùng mũ rộng vành để che chắn cho da đầu. 
 
+ Khi tóc bắt đầu mọc trở lại thường dễ gãy, bạn nên ưu tiện lựa chọn tóc ngắn kiểu đơn giản; không nên sử dụng sản phẩm kích thích mọc tóc vào da đầu ở thời điểm này. 
 
+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung các loại vitamin có trong rau củ quả tươi.....
 
+ Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và chia sẻ với bác sỹ điều trị khi bạn cần giải đáp mọi vấn đề. 
  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Con bú giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ

Các nhà nghiên cứu California đã tìm ra mối liên hệ giữa việc cho con bú và khả năng mắc bệnh ung thư vú đối với phụ nữ.

Chi tiết

Đi cầu ra máu coi chừng ung thư đại tràng

Gần đây anh Thim thường xuyên đau bụng, đi cầu ra máu thường xuyên. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết anh bị u trực tràng và polyp đại tràng góc...

Chi tiết

Phỏng vấn tuyển Tình nguyện viên Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi...

Ngày 18/4/2015, các bạn sinh viên đã tham gia buổi phỏng vấn tuyển Tình nguyện viên Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng

Chi tiết

Những bước tiến trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Hiện nay, bệnh ung thư được xem là một vấn nạn toàn cầu bởi số người mắc và tử vong cao, đòi hỏi sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Những tiến bộ mới ra đờ...

Chi tiết

Tin khác

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 6

Vào chiều ngày 25.04.24, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp cùng công ty TNHH Gene Solutions đã thực hiện buổi sinh hoạt số 6 với chủ đề “Hiểu đúng về bệ...

Chi tiết

Ai dễ mắc ung thư đại trực tràng

Chiều ngày 24/4/24, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệnh ung thư số 5 tại bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

Chi tiết

Ung thư đại trực tràng, hiểu biết từ chẩn đoán đến điều trị

Chiều ngày 23/4/24, tại bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi sinh hoạt Câu lạc bộ người bệnh ung thư số 4 với chủ đề: “HIỂU BIẾT VỀ UNG T...

Chi tiết

Bước tiến trong điều trị ung thư đường tiêu hóa

Chiều ngày 16/4/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc bộ Người bệnh ung thư số 2 tại bệnh viện Bạch Mai.

Chi tiết

Hiểu đúng, sống khỏe với ung thư đường tiêu hóa

Quỹ Ngày mai tươi sáng đã phối hợp với bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức buổi sinh hoạt thứ 2 với chủ đề " Hiểu đúng về ung thư đường tiêu hóa" vào ch...

Chi tiết