Tin tức

  • 28/02/2021

Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc xin Covid-19 hay không? Cùng nghe giải đáp của chuyên gia Bệnh viện K

TS.BS Nguyễn Tiến Quang- Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện K: Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vắc xin COVID-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như không giảm hiệu quả của vắc xin.

Ung thư là bệnh mạn tính, theo GLOBOCAN 2020, mỗi năm Việt Nam ước tính có hơn 182.000 ca ung thư mới mắc, hơn 122.000 ca tử vong và hiện có khoảng hơn 353.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.
Nhiều người bệnh ung thư quan tâm, lo lắng đến nguy cơ mắc COVID-19, việc chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 trên bệnh nhân ung thư như thế nào, liệu tiêm vắc xin trong khi đang điều trị với các thuốc hóa chất, nội tiết, thuốc điều trị đích, thuốc miễn dịch có đem lại kết quả phòng bệnh COVID-19 không, và liệu tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư hay không…?
COVID-19 Vắc xin Astrazeneca được chủng ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin giúp hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona (SARS-COV-2).
Vắc xin chứa một loại virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gen. Công nghệ “virus biến đổi” được sử dụng để tạo ra loại vắc xin này đã từng được thử nghiệm và ứng dụng thành công trong việc tạo ra vắc xin cho các bệnh lý khác. Vắc xin AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 62%-90%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng và an toàn trên dân số chung. Cho đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy vắc xin COVID 19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư.
TS.BS Nguyễn Tiến Quang - Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K

Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin COVID-19 không?
 
Theo TS Nguyễn Tiến Quang, bệnh nhân ung thư hệ thống miễn dịch cơ thể suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém hơn do ảnhhưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị tích cực bệnh ung thư. Do vậy bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng COVID-19.
Các chuyên gia đưa ra giả thuyết hiệu quả của vắc xin COVID -19 có thể giảm ở bệnh nhân đang bị ức chế/suy giảm miễn dịch, nhưng nếu được tiêm vắc xin có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc COVID-19.
Bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng thuốc, xạ trị, phẫu thuật có nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 không ?
 Đối với những bệnh nhân hoá trị phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu, khuyến cáo nên trì hoãn tiêm chủng vắc xin COVID-19 dựa trên dữ liệu cho thấy hầu hết các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nhiều nhất.
Bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid, cũng là một liệu pháp ức chế miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19, do vậy cần thảo luận với bác sỹ điều trị về thời gian phù hợp có thể tiêm vắc xin.
Nhìn chung các bác sỹ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh ung thư và ảnh hưởng của việc tạm ngừng các phương pháp điều trị ung thư trên từng người bệnh cụ thể để quyết định có tiêm vắc xin ngay hay trì hoãn.
Đối với bệnh nhân đang sử dụng các thuốc nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, thuốc đồng vận LHRH, các thuốc kháng androgen … trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt có thể tiêm phòng vắc xin COVID-19 màkhông ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin.
Đối với bệnh nhân ung thư đang xạ trị, có thể tiêm phòng vắc xin sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạ trị.
Đối với bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến ung thư, vì tiêm vắc xin có thể gây sốt trong vòng 24-48h đầu nên tốt nhất tiêm vắc xin vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định cắt lách nên có kế hoạch tiêm vắc xin mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành cắt lách nếu có thể.
Bệnh nhân ung thư vú đang có kế hoạch phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách, nên tiêm vắc xin ở tay đối diện vì sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.


 
Bệnh nhân ung thư kết thúc điều trị, đang trong giai đoạn theo dõi định kỳ sau điều trị có nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 không ?
Cho đến thời điểm này, bệnh nhân ung thư đã kết thúc điều trị và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm vắc xin COVID 19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tại Việt Nam, Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi:
 
·         Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.
·         Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần.
 
Đến nay chưa có vắc xin nào chứng minh hiệu quả tuyệt đối, do vậy ngay cả khi đã được tiêm vắc xin COVID-19 người bệnh ung thư vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng chống COVID-19 được khuyến cáo tại mỗi thời điểm dịch bệnh.
 
 Theo: Sức khỏe đời sống
  • Chia sẻ:

Tin liên quan

Chương trình khám sàng lọc ung thư vú miễn phí tại một số bệnh viện lớn trê...

hãy đăng ký ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn và người bạn yêu thương

Chi tiết

Cảnh giác những dấu hiệu ung thư gan

Giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, buồn nôn, thỉnh thoảng nôn, sức khỏe giảm sút, thường xuyên mệt mỏi, phù chân, có dịch trong ổ bụng, vàng da.....

Chi tiết

10 năm bền bỉ chiến đấu với ung thư

Cầm kết quả chẩn đoán ung thư đại tràng, chị Bạch Thị Dung (Hà Nội) suy sụp. Trải qua 6 đợt vào hóa chất với bao đau đớn, người phụ nữ quyết định khôn...

Chi tiết

Trao quà Trung thu cho bệnh nhi ung thư tại Khoa Nhi - Bệnh viện K và Bệnh...

Vietnamnet.vn– Ngày 4/9, rất nhiều bệnh nhi đang điều trị ung thư tại BV Nhi TƯ, BV K và Viện Huyết học Truyền máu TƯ đã nhận được những phần quà từ Q...

Chi tiết

Vấn đề rụng tóc khi điều tri ung thư

Rụng tóc là một tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị ung thư mà nhiều người bệnh gặp phải. Đây là mối lo ngại, quan tâm của phần lớn người...

Chi tiết

Tin khác

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ung thư số 6

Vào chiều ngày 25.04.24, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp cùng công ty TNHH Gene Solutions đã thực hiện buổi sinh hoạt số 6 với chủ đề “Hiểu đúng về bệ...

Chi tiết

Ai dễ mắc ung thư đại trực tràng

Chiều ngày 24/4/24, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã tổ chức buổi sinh hoạt người bệnh ung thư số 5 tại bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

Chi tiết

Ung thư đại trực tràng, hiểu biết từ chẩn đoán đến điều trị

Chiều ngày 23/4/24, tại bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi sinh hoạt Câu lạc bộ người bệnh ung thư số 4 với chủ đề: “HIỂU BIẾT VỀ UNG T...

Chi tiết

Bước tiến trong điều trị ung thư đường tiêu hóa

Chiều ngày 16/4/2024, Quỹ Ngày mai tươi sáng đã tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc bộ Người bệnh ung thư số 2 tại bệnh viện Bạch Mai.

Chi tiết

Hiểu đúng, sống khỏe với ung thư đường tiêu hóa

Quỹ Ngày mai tươi sáng đã phối hợp với bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức buổi sinh hoạt thứ 2 với chủ đề " Hiểu đúng về ung thư đường tiêu hóa" vào ch...

Chi tiết